Nhật Bản – quốc gia của hoa anh đào, của nàng Geisha và của cả những chàng trai võ sĩ đạo. Vậy võ sĩ đạo là gì và tại sao võ sĩ đạo trở thành giá trị tinh thần cốt lõi của văn hóa Nhật Bản? Sau đây, chúng ta cùng đi khám phá điều đó qua bài viết này nhé.

Võ sĩ đạo thể hiện giá trị tinh thần văn hóa Nhật Bản
1. Võ sĩ đạo là gì?

Võ sĩ đạo tại Nhật Bản, được hình thành từ thời kỳ Kamakura. Phải đến thời kỳ Edo thì võ sĩ đạo tại Nhật Bản mới thực sự hoàn chỉnh.

Võ sĩ đạo được mang 2 ý nghĩa chính:

Nghĩa thứ nhất: Là ám chỉ một tư tưởng có thật ở thời kỳ trung cổ và thời kỳ cận đại. Điều này có ý nghĩa là sự tôn trọng, hy sinh, trung thành, tinh thần thượng võ, sự danh dự, lòng nhân ái..

Nghĩa thứ hai: Là nhằm mục đích để so sánh những bản sắc của nền văn hóa Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại với các quốc gia khác trên thế giới. Thể hiện sự tận trung với đất nước và sự hiếu kính với cha mẹ.

Ngoài ra, đó là sự nhân từ với cấp dưới và sự nghiêm khắc của bản thân để rồi khi ra chiến trường đó sẽ là một cái “chết đẹp” hiên ngang và bất khuất đúng tinh thần của người võ sĩ đạo.

Như vậy: Võ sĩ đạo dù ở nghĩa nào thì sự trung thành luôn được đặt lên hàng đầu.

Kết luận: Võ sĩ đạo là những quy tắc đạo đức của những võ sĩ Nhật Bản phải tuân theo điển hình nhất chính là sự “Trung thành”

2. Võ sĩ đạo – Giá trị tinh thần cốt lõi trong văn hóa Nhật Bản

Khi nhắc đến võ sĩ đạo là người ta nhắc đến một chuẩn mực trong việc giao tiếp ứng xử. Phần lớn, người ta đều gọi các võ sĩ đạo là Samurai.

Vào thời kỳ Heian từ năm 794 đến 1185, các Samurai là những người vừa phục vụ vừa bảo vệ các tầng lớp quý tộc. Sau đó, các Samurai này đã được phép sử dụng một số dụng cụ để làm vũ khí chiến đấu như: Được dùng cung tên và được dùng ngựa.

Khi Nhật Bản bước vào thời kỳ Kamakura từ năm 1185 đến 1333, người đứng đầu dòng họ Taira là một võ sĩ. Lúc này, ông lại được thiên hoàng phong cho làm Tướng quân.

Khi ông lên làm tướng quân, có nhiều sự thay đổi đến trực tiếp các võ sĩ là: Các võ sĩ được phép mang kiếm bên mình. Cũng từ đó, võ sĩ được gọi là Bushi có nhiều quyền lợi trong xã hội Nhật Bản. Đặc biệt, là sự chi phối trong đời sống văn hóa Nhật Bản cho đến tận bây giờ.

3. Quy chuẩn của một võ sĩ đạo tại Nhật Bản

Để trở thành một võ sĩ đạo thực sự, việc tôi luyện về sức mạnh thì đó là cả ý trí tinh thần của người võ sĩ nữa.

Vậy quy chuẩn của một võ sĩ đạo tại Nhật Bản như sau:

  • Thứ nhất: Trung nghĩa

Như các bạn cũng biết, võ sĩ Nhật Bản làm nhiệm vụ bảo vệ các tầng lớp quý tộc. Do vậy, việc đầu tiên của bất cứ chủ nhân nào yêu cầu đến người làm với mình đó chính là sự “trung thành” đến tuyệt đối.

Tuy nhiên, sự trung thành đó cũng phải là sự “ngu trung” vì có thể đôi khi chủ nhân sẽ phạm sai lầm. Lúc này, người võ sĩ cũng phải biết phân tích và nêu những ý kiến của mình hợp lí.

  • Thứ hai: Dũng

“Dũng” ở đây là sự thể hiện sự chính nghĩa biến lòng can đảm trở thành hành động có ý nghĩa.

  • Thứ ba: Chân thành

Điều này ám chỉ, người võ sĩ đạo phải có những lời nói chuẩn mực. Đặc biệt, không được nói hai lời, không nói dối…vì đó chính là sự hèn nhác.

  • Thứ tư: Nghĩa

Đây là tinh thần chính nghĩa, nó là xương sống của Võ sĩ đạo thể hiện luôn đứng về nghĩa và vì nghĩa có thể hi sinh tất cả…

  • Thứ năm: Danh dự

Danh dự là một thứ rất quan trọng đối với 1 võ sĩ đạo nói chung. Đó là cái được và mất, tức là người võ sĩ phải sống thanh cao và ngẩng cao đầu tự tin khi bước đi.

Vì thế, mà nhiều võ sĩ đạo khi thua trận thay vì cúi đầu xin hàng họ lại chọn cách tự kết liễu đời mình để bảo vệ cái danh dự đó.

  • Thứ sáu: Lễ

Bên cạnh sự thể hiện thanh cao, các võ sĩ đạo cũng cần phải biết tôn trọng cảm xúc của người khác. Đó chính là sự khiêm nhường, là lòng nhân từ trong việc thể hiện cách sống của văn hóa Nhật Bản.

  • Thứ bảy: Nhân

Nhân ở đây chính là lòng nhân từ, sự vị tha. Thay vì đuổi cùng giết tận, thì người võ sĩ phải có một tấm lòng bao dung độ lượng: Ai nên tha thì tha, ai tha được thì tha. Những kẻ yếu kẻ thua, thay vì lựa chọn sức mạnh để thể hiện thì lựa chọn bao dung khoan hồng chính là sự lựa chọn thông minh nhất.

Con người Nhật Bản là sự kiên cường, là sự cố gắng vươn lên không ngừng nghỉ. Những võ sĩ đạo, đã thể hiện rất rõ về văn hóa Nhật Bản trong mọi thời đại và tạo nên một tinh thần cốt lõi đầy nhân văn và rất Nhật Bản.

Mong rằng, bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về tinh thần thượng võ của các võ sĩ xứ sở Mặt Trời mọc. Đặc biệt đó là những sự chuẩn mực, trong việc ứng xử tạo nên một nét văn hóa Nhật Bản vô cùng đặc sắc. Đặc biệt, là sự góp phần trong tính cách con người Nhật Bản ngày nay.

Nguồn:

Bình luận