
Khi nói đến văn hóa truyền thống có 1 không 2 tại Nhật Bản. Bên cạnh các võ sĩ đạo, thì không thể bỏ qua về những nàng Geisha tại xứ sở hoa anh đào. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về bí mật nàng Geisha trong văn hóa Nhật Bản đến với các bạn nhé.

1. Nguồn gốc của Geisha
Ban đầu Geisha là dành cho những phụ nữ lựa chọn công việc múa hát, làm nghề nghiệp cho mình ở thời kỳ đầu thuộc chế độ Mạc Phủ
Cuối thế kỷ 17, Mạc Phủ Tokugawa ra lệnh cấm nghề bán dâm tư nhân để tăng thu tiền thuế. Tuy nhiên, lệch cấm được ban hành nhưng việc các kỹ viện do chính quyền lập ra vẫn hoạt động một cách công khai. Trong khi đó, các phụ nữ tại Nhật Bản thời bấy giờ khi làm nghề bán dâm lại không bị kiểm soát, lại không bị nộp thuế. Điều này khiến cho nhiều phụ nữ làm nghề bán dâm lựa chọn cách lang thang khắp nơi để vừa múa hát, vừa bán dâm nếu khách có nhu cầu. Bởi làm như vậy, họ sẽ trốn được thuế.
Với nghề mới này không chỉ giúp họ câu được nhiều khách hơn, kiếm được nhiều tiền hơn mà lại không phải đóng thuế. Do vậy. các kỹ nữ trong kỹ viện thời kỳ Mạc Phủ đã nhanh chóng tiếp thu loại hình này. Từ đó họ trở thành Geisha vừa múa hát và vừa bán dâm.
Từ giữa thế kỷ 18, Geisha chính thức trở thành một nghề hợp pháp tại xứ sở anh đào. Đặc biệt, nó còn tạo nên những tập tục và các quy chế “mại nghệ không mãi dâm”. Xã hội Nhật đã ngành càng đón nhận loại hình này, nhất là cánh đàn ông khi hình thức nghệ thuật của Geisha không chỉ đơn giản là múa hát…Mà hình thức ngày càng phong phú và đa dạng hơn với việc: ngâm thơ, kể chuyện, trà đạo, trò chuyện lịch sự, cách tiếp khách văn minh…
2. Đặc điểm ngoại hình và cuộc sống của Geisha
- Ngoại hình
Các cô gái Geisha được trang điểm vô cùng cầu kỳ: Mặt thì thoa phấn thật trắng, môi thì được tô son đỏ chót, còn tóc thì được búi thật cao.
Các Geisha thường phải mặc bộ kimono truyền thống của xứ sở anh đào và đi lại cực kỳ yểu điệu duyên dáng.
Đặc biệt, Geisha là đại diện cho những phụ nữ có văn hóa tri thức cao. Họ biết dùng tài nghệ của mình để kiếm tiền, bằng các buổi giải trí cho đấng mày râu trong xã hội. Chính vì điều này mà nhiều gia đình Nhật Bản, rất tự hào khi có người làm Geisha.
- Cuộc sống
Đối với một Geisha thực thụ, họ phải học tập rất nhiều.Mặc dù, nghề nghiệp này không đòi hỏi phải xinh đẹp nhưng kiến thức nhất định phải có. Họ không chỉ học múa, học hát…họ còn học ngâm thơ, kể chuyện, chơi trống, thổi sáo, thư pháp…học cách trang điểm và cả học cách trò chuyện…cho đến cái đơn giản nhất là đóng cửa mở cửa cũng phải học.

Chính vì thế, thời gian để đào tạo được 1 Geisha đạt tiêu chuẩn phải mất thời gian là 5 năm và chi phí đào tạo cũng rất tốn kém.
Thông thường, nếu cô gái nào lựa chọn nghề này thì từ lúc 10 tuổi đã phải đi học để trở thành Geisha. Tất nhiên, việc đầu tư như vậy thì mức thu nhập của Geisha rất cao.
Nhưng có một điều tối kỵ khi các cô gái trở thành Geisha là không được phép có tình cảm với ai. Vì thế, các Geisha đều có cuộc sống cô độc đến tận lúc già.
3. Geisha nét văn hóa Nhật Bản độc đáo và thần bí
Khi nói đến Geisha, chúng ta đều thấy được đó là một loại hình dịch vụ của nữ dành cho nam tại xứ sở anh đào. Nữ giới tại Nhật đã sáng tạo ra được nét văn hóa Geisha, tạo nên một văn hóa Nhật Bản vô cùng độc đáo. Mặc dù, thế giới hiện đại ngày nay Geisha đã ngày càng mai một. Nhưng khi nói đến họ, cả thế giới đều hướng về Nhật Bản.
Theo kết quả điều tra cho thấy: Đầu thế kỷ 20, quốc gia này vẫn còn đến 80.000 Geisha. Nhưng đến nay, số lượng Geisha đã bị suy tàn dần và chỉ còn vài trăm. Lượng Geisha ít ỏi còn lại này đa phần tập trung tại các thành phố lớn…
Nhưng dù thế nào thì loại hình nghề nghiệp này và các nàng Geisha, vẫn có ảnh hưởng lớn tới đất nước Mặt Trời mọc tạo dựng và gìn giữ nét văn hóa Nhật Bản có 1 không 2 này.
Xứ sở anh đào luôn mang đến cho thế giới nhiều điều bất ngờ nhất. Đặc biệt là việc thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc ra bên ngoài thế giới.
Mặc dù khi nhắc đến Geisha người ta cho rằng đó là nghề phục vụ của nữ dành cho nam, là nghề ca hát…Nhưng chính các nàng Geisha, này đã xây dựng lên một hình ảnh phụ nữ Nhật Bản chuẩn mực và tạo nên văn hóa Nhật Bản cho đến tận bây giờ.
Nguồn:internet